Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp nào?

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm những ai? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp nào?

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm những ai?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về hội đồng xử lý rủi ro như sau:

Điều 10. Hội đồng xử lý rủi ro
1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định;
c) Tổ chức tài chính vi mô phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng thành viên làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng thành viên quyết định;
d) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định.
[...]

Như vậy, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định;

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp nào?

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro như sau:

Điều 11. Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
2. Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
[...]

Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;

- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.

Hồ sơ xử lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ xử lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những giấy tờ sau:

- Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

- Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);

- Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

- Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

- Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

- Đối với trường hợp khách hàng của tổ chức tài chính vi mô là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP phải có bản sao giấy tờ chứng minh bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giải thể, chấm dứt hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải ban hành quy định nội bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức giải ngân của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải sau khi được cấp Giấy phép thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký kinh doanh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Nguyễn Tuấn Kiệt
133 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào