Bao nhiêu tuổi được học thạc sĩ? Người lao động học thạc sĩ xong có được nâng lương không?

Bao nhiêu tuổi được học thạc sĩ? Người lao động học thạc sĩ xong có được nâng lương không?

Bao nhiêu tuổi được học thạc sĩ?

Tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về đối tượng và điều kiện dự tuyển trình độ thạc sĩ như sau:

Điều 5. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
[...]

Căn cứ quy định trên, hiện nay pháp luật không quy định độ tuổi để được học thạc sĩ. Tuy nhiên, người dự tuyển trình độ thạc sĩ cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;

- Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Bao nhiêu tuổi được học thạc sĩ? Người lao động học thạc sĩ xong có được nâng lương không?

Bao nhiêu tuổi được học thạc sĩ? Người lao động học thạc sĩ xong có được nâng lương không? (Hình từ Internet)

Người lao động học thạc sĩ xong có được nâng lương không?

Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Điều 103. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Điều 67. Nội dung thương lượng tập thể
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

Căn cứ theo quy định trên, hiện nay pháp luật không có quy định bắt buộc việc người sử dụng lao động phải nâng lương cho người lao động khi người lao động học thạc sĩ xong.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động có đề cập đến việc nâng lương cho người lao động khi học thạc sĩ xong thì người sử dụng lao động phải thực hiện.

Luận văn thạc sĩ hiện nay đáp ứng các yêu cầu là gì?

Tại khoản 2 Điều 8 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ. Cụ thể. luận văn là một báo cáo khoa học, tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính của học viên, đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên;

- Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

- Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chương trình thạc sĩ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình thạc sĩ
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được học thạc sĩ? Người lao động học thạc sĩ xong có được nâng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa tốt nghiệp đại học có được đăng ký học thạc sĩ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Để học thạc sĩ định hướng nghiên cứu phải có bằng tốt nghiệp đại học loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 18/6 2024 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách trúng tuyển thạc sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp 1 sang bằng thạc sĩ y học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên lưu ý những gì trước khi học thạc sĩ?
Hỏi đáp pháp luật
Chương trình thạc sĩ phải học bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể học Thạc sĩ Luật với những ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Để tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ phải học bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được cấp bằng thạc sĩ kể từ khi bảo vệ thành công luận văn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình thạc sĩ
Huỳnh Minh Hân
709 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chương trình thạc sĩ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình thạc sĩ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào