Danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đầy đủ, chi tiết?
Danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đầy đủ, chi tiết?
Sau đây là danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đầy đủ, chi tiết:
- Danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh:
Đối với các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh thì có khoảng 34+ trường.
Sau đây là danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh đầy đủ, chi tiết, bao gồm:
[1] Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh
[2] Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM
[3] Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM
[4] Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
[5] Trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM
[6] Trường Đại học Quốc tế
[7] Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM Cơ sở 2
[8] Trường Đại học Y Dược TPHCM
[9] Trường Đại học Kinh tế TPHCM
[10] Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
[11] Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
[12] Trường Đại học Sư phạm - Kỹ thuật TP.HCM
[13] Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
[14] Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
[15] Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
[16] Trường Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu tại TP.HCM
[17] Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
[18] Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM
[19] Trường Đại học Lao động - Xã hội cơ sở 2
[20] Trường Đại học Mở
[21] Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM
[22] Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
[23] Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM
[24] Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao
[25] Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM
[26] Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2
[27] Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
[28] Trường Đại học Tài chính - Marketing
[29] Trường Đại học Tài nguyên - Môi trường
[30] Trường Đại học Tôn Đức Thắng
[31] Trường Đại học Việt Đức
[32] Trường Đại học Văn hóa TP.HCM
...
- Danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hà Nội:
Trên địa bàn TP. Hà Nội có 97 trường đại học, học viện và 33 trường cao đảng, chiếm 1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên cả nước, riêng 4 quận trung tâm TP Hà Nội có 26 trường.
Dưới đây là danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hà Nội đầy đủ, chi tiết, bao gồm:
[1] Trường đại học Công Nghệ
[2] Trường đại học Giáo dục
[3] Trường đại học Khoa học Tự nhiên
[4] Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
[5] Trường đại học Ngoại ngữ
[6] Trường đại học Kinh tế
[7] Trường đại học Y Dược
[9] Trường đại học Việt - Nhật
[10] Học viện Quản lý giáo dục
[11] Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[12] Trường Đại học Công đoàn
[13] Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
[14] Trường Đại học Công nghiệp
[15] Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hưng
[16] Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
[17] Trường Đại học Dược Hà Nội
[18] Trường Đại học Điện lực
[19] Trường Đại học Giao thông Vận tải
[20] Trường Đại học Hà Nội
[21] Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
[22] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
[23] Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
[24] Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
[25] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
[26] Trường Đại học Lao động - Xã hội
[27] Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
[28] Trường Đại học Luật
[29] Trường Đại học Mỏ - Địa chất
[30] Trường Đại học Mở Hà Nội
[31] Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
[32] Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
[33] Trường Đại học Ngoại thương
[34] Trường Đại học Nội vụ
[35] Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
[36] Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội
[37] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
[38] Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
[39] Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
[40] Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
[41] Trường Đại học Thương mại
[42] Trường Đại học Thuỷ Lợi
[43] Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
[44] Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
[45] Trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội
[46] Trường Đại học Y Hà Nội
[47] Trường Đại học Y tế Hà Nội
[48] Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đầy đủ, chi tiết? (Hình từ Internet)
Thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển đại học trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển như sau:
Điều 10. Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
[...]
Như vậy, đối với trường hợp thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển đại học khi chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sư hoặc tham gia thanh niên xung phong tập trung. (bảo lưu tối đa 03 năm)
- Bị bệnh hoặc tai nạn nghiêm trọng trong trường hợp bất khả kháng không thể nhập học đúng thời hạn được.
Lưu ý: Khi nằm trong những trường hợp nêu trên thí sinh phải làm đơn xin bảo lưu và kèm theo minh chứng để chứng minh đến cơ sở đào tạo gọi nhập học.
Thí sinh được hoãn thời gian nhập học trong trường hợp nào?
Theo Điều 21 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kem theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về việc thông báo kết quả và xác nhận nhập học như sau:
Điều 21. Thông báo kết quả và xác nhận nhập học
[...]
3. Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định:
a) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
b) Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;
c) Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
Như vậy, đối với việc đã có giấy báo trúng tuyển nhập học và thí sinh đã xác nhận trên hệ thống nhưng sau đó thí sinh đang bị ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc Ủy ban nhân dân tại nơi thí sinh sống thì cơ sở đào tạo xem xét:
- Bảo lưu kết quả đợi thí sinh phục hồi sức khỏe.
- Ra quyết định tiếp nhận thí sinh vào học khi đã phục hồi sức khỏe.
Nếu có một số trường hợp ngoài ý muốn xảy ra nhầm lẫn thì cơ sở đào tạo phối hợp với thí sinh xác minh vụ việc sau đó tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả vào học sau.
Do đó, nếu thí sinh rời vào một trong số các trường hợp bất khả kháng trên thì có thể hoãn thời gian nhập học khi sức khỏe chứ phục hồi ổn định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?