Lệ phí đăng ký tàu biển hiện nay là bao nhiêu? Tàu biển không có động cơ có phải thực hiện đăng kiểm không?
Lệ phí đăng ký tàu biển hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Biểu mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải ban hành kèm theo Thông tư 189/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí đăng ký tàu biển hiện nay áp dụng theo các mức dưới đây:
- Đăng ký lần đầu (đăng ký không thời hạn):
+ Tàu có tổng dung tích dưới 500 GTL: 3.000 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 300.000).
+ Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 2.500 đồng/GT-lần.
+ Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 2.000 đồng/GT-lần.
+ Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 1.500 đồng/GT-lần.
- Đăng ký có thời hạn, đăng ký tạm thời:
+ Tàu có tổng dung tích dưới 500 GTL: 900 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 90.000).
+ Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 750 đồng/GT-lần.
+ Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 600 đồng/GT-lần.
+ Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 450 đồng/GT-lần.
- Đăng ký tàu biển đang đóng:
+ Tàu có tổng dung tích dưới 500 GTL: 900 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 90.000).
+ Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 750 đồng/GT-lần.
+ Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 600 đồng/GT-lần.
+ Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 450 đồng/GT-lần.
- Cấp lại đối với các loại giấy tờ về đăng ký tàu biển:
+ Cấp lại giấy đăng ký (do mất, cũ rách):
++ Tàu có tổng dung tích dưới 500 GTL: 300 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 30.000).
++ Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 250 đồng/GT-lần.
++ Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 200 đồng/GT-lần.
++ Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 150 đồng/GT-lần.
+ Thay đổi đăng ký (do thay đổi về tên tàu biển; tên chủ tàu biển, địa chỉ chủ tàu biển; thay đổi kết cấu hoặc thông số kỹ thuật của tàu biển; thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển, tổ chức đăng kiểm tàu biển hoặc các thông tin khác trong Giấy đăng ký):
++ Tàu có tổng dung tích dưới 500 GTL: 150 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 15.000).
++ Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 125 đồng/GT-lần.
++ Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 100 đồng/GT-lần.
++ Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 75 đồng/GT-lần.
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam đó là:
- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển.
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển.
- Tên gọi riêng của tàu biển.
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời.
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ.
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký tàu biển hiện nay là bao nhiêu? Tàu biển không có động cơ có phải thực hiện đăng kiểm không? (Hình từ Internet)
Tàu biển không có động cơ có phải thực hiện đăng kiểm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Điều 30. Các loại tàu biển phải đăng kiểm
1. Các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ luật này phải được đăng kiểm.
2. Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Điều 19. Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, tàu biển không có động cơ bắt buộc phải thực hiện đăng kiểm nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên.
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có trọng tải từ 100 tấn trở lên.
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên.
- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển nêu trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?