Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2024 của các đơn vị vận chuyển?
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2024 của các đơn vị vận chuyển?
Căn cứ tại Công văn 8662/VPCP-KGVX năm 2023 xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 4594/LĐTBXH-ATLĐ năm 2023 về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:
1. Đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 08 tháng 02 năm 2024 đến hết ngày 14 tháng 02 năm 2024 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31 tháng 8 năm 2024 đến hết ngày 03 tháng 9 năm 2024.
2. Giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024.
Như vậy, lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2024 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nghỉ 04 ngày từ ngày 31 tháng 8 năm 2024 đến hết ngày 03 tháng 9 năm 2024.
Đối với người lao động ngoài khối doanh nghiệp thì nhà nước khuyến khích áp dụng lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2024 như cán bộ, công chức, viên chức.
Trong những ngày lễ, các đơn vị vận chuyển thường sẽ tạm ngưng nhận hàng và trả hàng. Thông thường, các đơn vị vận chuyển cũng sẽ nghỉ lễ 2/9 từ ngày 31/8 và bắt đầu làm lại từ 4/9.
Tuy nhiên, vì nhu cầu mua sắm của khách hàng trong dịp lễ thường tăng cao nên vẫn có một số đơn vị vận chuyển làm việc xuyên lễ, hoặc chỉ nghỉ 1-2 ngày như: Giao hàng Nhanh, J&T Express, Grab Express, Ahamove, Shopee Xpress Instant (SPX Instant)...
Đang tiếp tục cập nhập chi tiết lịch nghỉ 2/9 của các đơn vị vận chuyển...
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2024 của các đơn vị vận chuyển? (Hình từ Internet)
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu như sau:
- Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng.
- Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại.
- Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có).
- Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải).
- Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
- Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán.
- Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.
Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa đảm bảo điều kiện gì?
Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP quy định thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa đảm bảo điều kiện như sau:
Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam)
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
[...]
Theo đó, thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa đảm bảo điều kiện sau:
- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam)
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?