Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu 1 lần?
Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu 1 lần?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Theo quy định nêu trên, thì người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 năm một lần.
Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu 1 lần? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Như vây, người sử dụng lao động không tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý, Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Người nào có trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc như sau:
Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Thành phần tham gia đối thoại định kỳ là đại diện hai bên theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?