Ra nước ngoài định cư được quy đổi lương hưu thành trợ cấp một lần không?
Ra nước ngoài định cư được quy đổi lương hưu thành trợ cấp một lần không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài để định cư sẽ không hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cụ thể, căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Như vậy, dựa vào quy định trên, có thể hiểu mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 2 tháng lương hưu đang hưởng;
Sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Như vậy, trong trường hợp đang hưởng lương hưu nhưng muốn ra nước ngoài định cư thì sẽ được giải quyết hướng bảo hiểm xã hội một lần, mức trợ cấp một lần tối thiểu nhận được là 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Ra nước ngoài định cư được quy đổi lương hưu thành trợ cấp một lần không? (Hình từ internet)
Ra nước ngoài định cư được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Như vậy, nếu người lao động muốn ra nước ngoài định cư và thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện theo quy định mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật.
Ra nước ngoài định cư có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động cụ thể như sau:
Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
[...]
Như vậy, theo quy định trên thì khi ra nước ngoài định cư người được hưởng lương có thể uy quyền cho người khác nhận lương hưu của mình. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?