Quy định về danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong nước như thế nào?
Quy định về danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong nước được quy định như sau:
Điều 122. Danh mục đầu tư và phương thức đầu tư
1. Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm:
a) Công cụ nợ của Chính phủ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái xây dựng Tổ quốc;
b) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt;
d) Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt.
2. Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường quốc tế là trái phiếu Chính phủ.
3. Phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm tự đầu tư, ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước, thị trường quốc tế.
4. Chính phủ quy định lộ trình đa dạng hóa, tiêu chí danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 121 của Luật này.
Như vậy, quy định về danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong nước như sau:
(1) Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm:
- Công cụ nợ của Chính phủ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái xây dựng Tổ quốc;
- Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt;
- Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt.
(2) Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường quốc tế là trái phiếu Chính phủ.
(3) Phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm tự đầu tư, ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước, thị trường quốc tế.
(4) Chính phủ quy định lộ trình đa dạng hóa, tiêu chí danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 121 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Quy định về danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội cụ thể là:
Điều 121. Nguyên tắc đầu tư
1. Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, bền vững và hiệu quả.
2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư, cơ cấu và phương thức đầu tư phù hợp với năng lực và cơ sở vật chất của tổ chức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn.
3. Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo chiến lược đầu tư dài hạn và phương án đầu tư hằng năm.
Như vậy, nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
- Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, bền vững và hiệu quả.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, cơ cấu và phương thức đầu tư phù hợp với năng lực và cơ sở vật chất của tổ chức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn.
- Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo chiến lược đầu tư dài hạn và phương án đầu tư hằng năm.
Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý như thể nào?
Theo quy định tại Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
(1) Quỹ bảo hiểm xã hội được đầu tư và hạch toán độc lập theo từng quỹ thành phần.
(2) Hoạt động đầu tư quỹ phải được kiểm soát, quản lý rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro.
(3) Chính phủ quy định quy trình kiểm soát, quản lý rủi ro đầu tư, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Lưu ý: Các quy định trên có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/07/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Các nội dung cần đảm bảo để định hướng chương trình thanh tra là gì?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?