Đáp án Tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 chi tiết, đầy đủ?
Đáp án Tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 chi tiết, đầy đủ?
Theo Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2024 Tải về, kỳ thi tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 tiếp tục diễn ra từ 08:00 25/07/2024 đến 23:00 31/07/2024. Để tham dự Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024, thí sinh truy cập theo đường link như sau: https://www.tuyengiaothudo.com.vn/
Dưới đây là chi tiết Đáp án Tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ Đô năm 2024 có thể tham khảo!
Câu hỏi số 1: Theo Chương trình số 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là 15
Câu hỏi số 2: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, tổ chức sử dụng lao động là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các nền tảng quốc gia về lao động, việc làm và an sinh xã hội
Câu hỏi số 3: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc triển khai mô hình Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm đối với các sản phẩm của Thành phố nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát nguồn gốc các sản phẩm, hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin hỗ trợ tốt nhất cho người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị, vừa phát triển dữ liệu thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.
Câu hỏi số 4: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc phát triển chính quyền số sẽ thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ đô thị thông minh tại một số quận, huyện của Thành phố.
Câu hỏi số 5: Theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu hỏi số 6: Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi số 7: Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội nhận định những kết quả triển khai chuyển đổi số cả thành phố Hà Nội như sau:
- Việc xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh, bảo đảm các điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác.
- Chính quyền số từng bước được triển khai.
- Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.
Câu hỏi số 8: Xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn là thuộc khu vực phía Bắc của Hà Nội.
Câu hỏi số 9: Theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa cần có trình độ cao
Câu hỏi số 10: Theo Quyết dịnh số 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục-đào tạo, thành phố Thái Nguyên thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình đô thị đại học
Câu hỏi số 11: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp.
Câu hỏi số 12: Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định Đội ngũ công nhân và trí thức giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, văn hoá và con người Thủ đô.
Câu hỏi số 13: Theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện.
Câu hỏi số 14: Theo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo định kỳ hàng năm.
Câu hỏi số 15: Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá vượt trội hơn phát triển kinh tế.
Câu hỏi số 16: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực du lịch, hình thành bản đồ số du lịch Hà Nội thể hiện tất cả các thông tin thu hút du khách bằng nhiều thứ tiếng.
Câu hỏi số 17: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thưc hiện trong các cơ quan cơ quan đảng; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Chính quyền.
Câu hỏi số 18: Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số trong phát triển kinh tế Thủ đô.
Câu hỏi số 19: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực du lịch, Cổng thông tin du lịch Hà Nội sẽ được kết nối với nền tảng số trong lĩnh vực văn hóa
Câu hỏi số 20: Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện 02 bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội.
Lưu ý: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 tuần 12 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án Tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 chi tiết, đầy đủ? (Hình từ Internet)
Bắn pháo hoa ngày Giải phóng Thủ đô tại Hà Nội tầm cao hay tầm thấp?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ cụ thể như sau:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
[.....]
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
[......]
Theo đó, ngày Giải phóng Thủ đô tại Hà Nội là ngày kỷ niệm giải phóng Hà Nội nên sẽ được tổ chức bắn pháo hoa theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố. Mặt khác, theo quy định đối với ngày Giải phóng Thủ đô tại Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp với thời lượng không quá 15 phút.
Tiền làm thêm giờ ban đêm vào Ngày Giải phóng Thủ đô được tính ra sao?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Mặt khác, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thông qua các quy định trên, ngày Giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/2024 Thứ Năm) là ngày làm việc bình thường, cho nên tiền làm thêm giờ ban đêm vào Ngày Giải phóng Thủ đô được tính lương như sau:
[2] Làm việc vào ban đêm: Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. (Theo Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương làm việc vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | x | Số giờ làm việc vào ban đêm |
[3] Làm thêm giờ ban đêm: Ngoài việc được trả lương làm thêm vào lễ tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?