Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm gì trong việc quản lý chất thải nguy hại?
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm gì trong việc quản lý chất thải nguy hại?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại như sau:
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
[...]
Như vậy, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
- Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
- Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm gì trong việc quản lý chất thải nguy hại? (Hình từ Internet)
Hành vi không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại như sau:
Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
[...]
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định; không cung cấp đầy đủ chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra theo quy định; không có biên bản bàn giao trong trường hợp chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc quá 6 tháng kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại trong trường hợp không nhận được hai liên cuối của chứng từ chất thải nguy hại từ tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định;
c) Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.
[...]
Như vậy, hành vi không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành
Đồng thời buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Lưu ý, mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)
Đối tượng nào được phép vận chuyển chất thải nguy hại?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại như sau:
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
[...]
4. Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.
Như vậy, đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?