Sự khác nhau giữa Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang của Lễ Quốc tang?
Sự khác nhau giữa Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang của Lễ Quốc tang?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang
1. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đều do Bộ Chính trị quyết định thành lập. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang như sau:
Ban Lễ tang Nhà nước | Ban Tổ chức Lễ tang | |
Số lượng thành viên | 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần. | 15 đến 20 thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần. |
Trưởng Ban | Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | Một Phó Thủ tướng Chính phủ. |
Nhiệm vụ | Chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP. | Giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP. |
Sự khác nhau giữa Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang của Lễ Quốc tang? (Hình từ Internet)
Thành phần dự Lễ truy điệu Lễ Quốc tang có bao gồm Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang không?
Theo Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 16. Lễ truy điệu
1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
c) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
[...]
Theo đó, thành phần dự Lễ truy điệu bao gồm Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang. Ngoài ra, thành phần dự Lễ truy điệu còn có gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
Ban Lễ tang Nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì trong Lễ đưa tang của Lễ Quốc tang?
Theo Điều 17 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 17. Lễ đưa tang
1. Thành phần dự Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
Theo đó, trong Lễ đưa tang của Lễ Quốc tang, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?