Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức nào?
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về phương thức khai thác và nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Điều 12. Phương thức khai thác và nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
[...]
Như vậy, việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức sau đây:
- Giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức nào? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về phương thức khai thác và nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Điều 12. Phương thức khai thác và nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
[...]
2. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
b) Tiền thu từ giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
3. Đối với các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định; không phải lập Đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Mục này. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc phạm vi quản lý phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản.
Như vậy, nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
- Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
- Tiền thu từ giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định 43/2018/NĐ-CP trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải có những nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Điều 14. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
[...]
6. Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin của bên cho thuê;
b) Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
c) Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
d) Thời hạn cho thuê; giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì và các nội dung cần thiết khác;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
[...]
Theo đó, hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin của bên cho thuê;
- Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
- Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
- Thời hạn cho thuê; giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì và các nội dung cần thiết khác;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?