Lao động nam có thời gian nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản có được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép không?
- Lao động nam có thời gian nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản có được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép không?
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con đối với lao động nam là bao lâu?
- Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con là bao nhiêu?
Lao động nam có thời gian nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản có được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6; khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định thời gian hưởng chế độ thai sản:
Điều 10. Thời gian hưởng chế độ thai sản
[...]
4. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
5. Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, thời gian nghỉ phép năm của lao động nam không được tính hưởng chế độ thai sản.
Vì vậy, lao động nam có thời gian nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản thì không được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép.
Lao động nam có thời gian nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản có được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép không? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con đối với lao động nam là bao lâu?
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
...
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội là 05 ngày làm việc.
Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì được nghỉ 07 ngày làm việc.
Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc và 14 ngày làm việc đối với sinh đôi phải phẫu thuật.
Trường hợp vợ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản:
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con được tính theo công thức sau:
Mức hưởng = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng : 24 ngày
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điện năng lượng tái tạo là gì? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ 01/02/2025?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Công văn 7585/BNV-TL 2024 thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?