Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố HCM đã cử cán bộ tham gia bao nhiêu cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra về điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác ATVSLĐ?
- Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố HCM đã cử cán bộ tham gia bao nhiêu cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra về điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác an toàn vệ sinh lao động?
- Lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2024 là bao nhiêu?
- Công ty trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu tiền?
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố HCM đã cử cán bộ tham gia bao nhiêu cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra về điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác an toàn vệ sinh lao động?
Theo Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục 2 Phần thứ nhất Báo cáo của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trình Đại hội Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 12 Nhiệm kỳ 2023 – 2028 Tải về như sau:
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ
1. Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ
1.1. Nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được quan tâm thực hiện
Thông qua các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, thăm, tìm hiểu tình hình, phối hợp đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn, tôn vinh doanh nghiệp vì người lao động. Công đoàn Thành phố đã nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hải hòa, ổn định, tiến bộ. Hoạt động của phần lớn cộng đoàn cơ sở được tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp giải quyết tốt hơn những vấn đề phát sinh trên cơ sở thương lượng, thấu hiểu lẫn nhau, hạn chế xung đột, mâu thuẫn. Mặc dù giai đoạn vừa qua rất nhiều khó khăn, song tình hình quan hệ lao động trên địa bàn cơ bản ổn định, không phát sinh những điểm nóng phức tạp kéo dài, lây lan gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công tác phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội giám sát việc điều chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương, chi trả lương và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hàng năm được tổ chức khá tốt, nhất là tại những doanh nghiệp có đông lao động. Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tốt hơn, từng bước khắc phục nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với số tiền 11 tỷ đồng, truy thu 3,5 tỷ đồng. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát về tình hình chấp hành pháp luật lao động, điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác an toàn vệ sinh lao động được triển khai thường xuyên, có hiệu quả”.
[...]
(7) Trong nhiệm kỳ, các cấp công đoàn đã cử cán bộ tham gia 4.614 cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.
[...]
Theo đó, nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã cử cán bộ tham gia 4.614 cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về tình hình chấp hành pháp luật lao động, điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác an toàn vệ sinh lao động.
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố HCM đã cử cán bộ tham gia bao nhiêu cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra về điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác ATVSLĐ? (Hình từ Internet)
Lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2024 là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Công ty trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
[...]
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
[...]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
[...]
Theo đó, phạt tiền đối với công ty khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Đồng thời buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trên.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?