Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:
Điều 5. Nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
[…]
Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH.
Đồng thời, căn cứ Phụ lục I Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH, đối với nhân viên bán lẻ xăng, dầu mỡ, khí hóa lỏng tại các cửa hàng, người sử dụng lao động phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng gồm: Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; Mũ vải; Găng tay vải bạt; Giầy mũi cứng thấp cổ chống va đập, chống trơn trượt; Khẩu trang lọc bụi; Quần áo mưa; Xà phòng.
Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có phải kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân:
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Theo đó, người sử dụng lao động phải hướng dẫn người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và phải kiểm tra việc sử dụng các phương tiện đó. Đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi.
Ai có trách nhiệm bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân:
Điều 7. Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Tuy nhiên, sau khi người lao động được cấp phát phương tiện bảo vệ, người lao động có trách nhiệm giữ gìn, đảm bảo vệ sinh, an toàn khi sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?