Người nước ngoài đưa tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản không làm thủ tục nhập cảnh phạt bao nhiêu năm tù?
- Vùng khai thác thủy sản trên biển gồm những vùng nào?
- Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam?
- Người nước ngoài đưa tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản không làm thủ tục nhập cảnh phạt bao nhiêu năm tù?
Vùng khai thác thủy sản trên biển gồm những vùng nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định vùng khai thác thủy sản trên biển gồm những vùng như sau:
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Vùng khai thác thuỷ sản trên biển bao gồm:
a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thuỷ triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
c) Vùng khơi (vùng xa bờ) được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.
Như vậy, vùng khai thác thủy sản trên biển gồm những vùng sau:
- Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thuỷ triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
- Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
- Vùng khơi (vùng xa bờ) được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Người nước ngoài đưa tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản không làm thủ tục nhập cảnh phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam như sau:
- Người nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản mà không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về nhập cảnh quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
- Trường hợp người nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam hợp pháp nhưng khai thác thủy sản trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Người nước ngoài đưa tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản không làm thủ tục nhập cảnh phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:
Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có quy định trong trường hợp người nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản mà không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về nhập cảnh quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Chính vì vậy, trường hợp người nước ngoài đưa tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản không làm thủ tục nhập cảnh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Theo quy định trên, nếu bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Lưu ý: Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?