Cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể đi tù bao nhiêu năm?

Cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể đi tù bao nhiêu năm? Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá cần đáp ứng yêu cầu gì?

Hướng dẫn hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thủy sản trái phép theo Nghị quyết 04?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm khai thác thủy sản trái phép như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây cản trở hoặc rối loạn khả năng quản lý, giám sát, điều hành của cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác thủy sản trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

- Tháo gỡ, tàng trữ, vận chuyển từ 02 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác trở lên;

- Xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể đi tù bao nhiêu năm?

Cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể đi tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 bị sửa đổi bởi điểm q khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như sau:

Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
e) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời gian 24 giờ;
g) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ;
e) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

Tùy vào hành vi và mức độ mà cá nhân này có thể chịu hình phạt bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Yêu cầu phần mềm giám sát tàu cá tại đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cần đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định yêu cầu phần mềm giám sát tàu cá tại đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá như sau:

- Có khả năng kết nối, tiếp nhận thông tin dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá;

- Bảo đảm kết nối liên tục để truyền đầy đủ thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá đến trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tiếp nhận các thông tin từ hệ thống giám sát tàu cá để truyền dẫn đến thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá theo định dạng của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bảo đảm bảo mật dữ liệu theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024.

Khai thác thủy sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khai thác thủy sản
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân để tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp bốc dỡ tại cảng cá sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài đưa tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản không làm thủ tục nhập cảnh phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thể đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vận chuyển nguồn lợi thủy sản từ tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp ở ngoài vùng biển Việt Nam thì bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được công bố, điều chỉnh bao lâu một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 20/5/2024, vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khai thác thủy sản
Lê Nguyễn Minh Thy
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khai thác thủy sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào