Từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng lên bao nhiêu?

Từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng lên bao nhiêu?

Từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng lên bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:

Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
[...]

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
[...]
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mức trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:

Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
[...]
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Như vậy, từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng cụ thể như sau:

- 1.000.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng(trước 1/7/2024 là 720.000 đồng/tháng)

- 1.250.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng (trước 1/7/2024 là 900.000 đồng/tháng)

- 750.000 đồng đối với người khuyết tật nặng (trước 1/7/2024 là 540.000 đồng/tháng)

- 1.000.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng (trước 1/7/2024 là 720.000 đồng/tháng)

Từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng lên bao nhiêu?

Từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng lên bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Cơ sở nào chăm sóc người khuyết tật?

Căn cứ Điều 47 Luật Người khuyết tật 2010 quy định cơ sở chăm sóc người khuyết tật:

Điều 47. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật.
2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.
3. Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
4. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.

Theo đó, cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật, bao gồm các cơ sở sau:

- Cơ sở bảo trợ xã hội.

- Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật.

- Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập.

- Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.

Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm gì khi chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trách nhiệm của gia đình người khuyết tật như sau:

Điều 8. Trách nhiệm của gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, gia đình người khuyết tật có các trách nhiêm sau:

- Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;

- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

- Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;

- Giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật;

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

Trợ cấp người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp người khuyết tật
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, tăng mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng lên bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ cấp người khuyết tật năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ cấp người khuyết tật 2024 có tăng không? Mức hưởng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp người khuyết tật
Nguyễn Thị Hiền
3,938 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ cấp người khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào