Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định thì mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV cũng quy định về cách tính lương theo công thức như sau:
Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở
Ngoài ra, bảng lương ngành Tòa án đã được quy định chi tiết tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Sau đây là chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024:
[1] Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ Thẩm phán, Thư ký Tòa án
Trong đó: Tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 đã lưu ý:
- Cấp tỉnh gồm: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Cấp huyện gồm: Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc TP. Hà Nội, quận thuộc TP. Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
- Thẩm phán TAND cấp huyện: Trước khi bổ nhiệm mà có thời gian làm việc ở ngạch công chức, viên chức khác thì thời gian này (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc theo quy định) được tính để chuyển xếp lương vào bậc tương ứng chức danh Thẩm phán TAND cấp huyện cho phù hợp.
- Thư ký Toà án: Chưa đạt trình độ chuẩn đại học thì tuỳ theo trình độ đào tạo là trung cấp hay cao đẳng để xếp lương cho phù hợp như các ngạch công chức có cùng yêu cầu trình độ đào tạo trong các cơ quan Nhà nước.
[2] Bảng lương chức vụ Chánh án TAND tối cao từ 01/7/2024
[3] Đối với phụ cấp chức vụ của Thẩm phán, Thư ký Tòa án
Căn cứ theo Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạocủa nhà nước và đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 như sau:
Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định các hình thức khen thưởng như sau:
Điều 21. Các hình thức khen thưởng
1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Dũng cảm”; “Huân chương Hữu nghị”;
b) “Huy chương Hữu nghị”;
c) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Anh hùng Lao động”;
...
Như vậy, từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng sau:
[1] Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước
- Huân chương:
+ Huân chương Sao vàng
+ Huân chương Hồ Chí Minh
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
+ Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
+ Huân chương Dũng cảm
+ Huân chương Hữu nghị
- Huy chương Hữu nghị
- Danh hiệu vinh dự nhà nước: Anh hùng Lao động
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Giải thưởng Nhà nước
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
[2] Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án
- Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Giấy khen
- Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân:
+ Thẩm phán giỏi
+ Thẩm phán tiêu biểu
+ Thẩm phán mẫu mực
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân có các loại hình khen thưởng nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định các loại hình khen thưởng:
Điều 20. Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo theo chuyên đề và trong thời gian cụ thể, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân Tòa án nhân dân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Tòa án nhân dân.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, có 05 loại hình khen thưởng trong Tòa án nhân dân, bao gồm:
[1] Khen thưởng công trạng
[2] Khen thưởng đột xuất
[3] Khen thưởng phong trào thi đua
[4] Khen thưởng quá trình cống hiến
[5] Khen thưởng đối ngoại
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?