Thời lượng bồi dưỡng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tối đa bao nhiêu tiết?
Thời lượng bồi dưỡng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tối đa bao nhiêu tiết?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 14. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
1. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống, phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 90 tiết (tương đương 12 ngày);
b) Kiến thức cơ bản về thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy; kiến thức về phòng cháy trong đầu tư xây dựng. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày);
c) Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy trong công tác kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về quy trình, thiết bị phục vụ kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 30 tiết (tương đương 04 ngày);
[...]
Theo đó, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống, phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 90 tiết (tương đương 12 ngày)
Như vậy, thời lượng bồi dưỡng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tối đa 90 tiết (tương đương 12 ngày) theo quy định của pháp luật.
Thời lượng bồi dưỡng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tối đa bao nhiêu tiết? (Hình từ Internet)
Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định về nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
....
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
[...]
Theo đó, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
- Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
- Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
- Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy và chữa cháy là gì?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.
- Các hành vi khác vi phạm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?