Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không? Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu?
Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 7. Giảng viên cao cấp (hạng 1) - Mã số: V.07.01.01
[...]
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
a) Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
b) Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành;
c) Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
d) Hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên được cấp bằng thạc sỹ hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ;
Đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe, hướng dẫn 01 (một) học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú được tính như hướng dẫn 01 (một) học viên được cấp bằng thạc sỹ.
[...]
Theo đó, một trong những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên cao cấp hạng 1 là bắt buộc phải có bằng tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không? Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV, tiền lương giảng viên cao cấp hạng 1 được tính theo công thức sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ ngày 1/7/2024 sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 10. Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
[...]
Như vậy, hệ số lương giảng viên cao cấp hạng 1 áp dụng theo viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), có hệ số lương 6,20 đến 8,00.
Vậy nên, từ ngày 01/7/2024, mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 theo mức lương cơ sở mới sẽ như sau:
Viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 6,20 | 14.508.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 15.350.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 16.192.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 17.035.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 17.877.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 18.720.000 |
Lưu ý:
- Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác, chỉ áp dụng đối với giảng viên cao cấp hạng 1 viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Trường hợp giảng viên cao cấp hạng 1 làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương, chế độ thưởng sẽ thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động.
Giảng viên cao cấp hạng 1 sử dụng bằng tiến sỹ giả để giảng dạy bị truy cứu tội gì?
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo quy định trên, giảng viên cao cấp hạng 1 sử dụng bằng tiến sỹ giả để giảng dạy có thể bị truy cứu tội Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự.
Hình phạt đối với tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?