Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Để in mã vạch hải quan, doanh nghiệp cần lấy được mã vạch hải quan. Thông qua việc điền các thông tin online qua hệ thống website của tổng cục hải quan, doanh nghiệp sẽ nhận được mã vạch.
Sau khi lấy được mã vạch hải quan, doanh nghiệp in bảng kê mã vạch theo quy trình dưới đây:
- Bước 1: Truy cập vào đường link sau để điền thông tin tự động: https://www.customs.gov.vn/
- Bước 2: Chọn vào mục “Dịch vụ công trực tuyến” và chọn “In bảng kê mã vạch phương tiện chứa hàng”
- Bước 3: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp mình
- Bước 4: Nhập số tờ khai hải quan
- Bước 5: Nhập mã cơ quan hải quan
- Bước 6: Nhập ngày khai tờ khai hải quan
- Bước 7: Bấm chọn vào ô “lấy thông tin”
- Bước 8: Chọn trang mã vạch cần in, lưu lại rồi mang đi in để làm thủ tục đi lấy hàng.
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan là gì?
Căn cứ Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như sau:
Điều 16. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Như vậy, khi tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:
- Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan như sau:
Điều 21. Thủ tục hải quan
1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Như vậy, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay?
- Hết thời hạn hoạt động dự án đầu tư mà không thông báo với cơ quan đăng ký đầu tư bị phạt bao nhiêu?
- Khi nào công an được phép kiểm tra điện thoại người dân?
- Dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu, cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy?
- Từ ngày 01/01/2025, người lái xe bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm giao thông?