Hướng dẫn đăng ký giao dịch bảo đảm online 2024?
Hướng dẫn đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng online 2024?
Dưới đây là hướng dẫn đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng online 2024 như sau:
Với người dùng đã đăng nhập và có đủ điều kiện để thực hiện giao dịch trên Hệ thống Đăng ký trực tuyến, người dùng nhấn vào chức năng “Đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng” để đăng ký một giao dịch mới.
Màn hình đăng ký bao gồm 5 phần cần người dùng nhập thông tin:
- Thông tin người đăng ký: dùng để chọn thông tin người yêu cầu thực hiện đăng ký.
Người dùng lựa chọn một trong các bên là:
+ Bên bảo đảm;
+ Bên nhận bảo đảm;
+ Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
+ Chi nhánh của pháp nhân, người đại diện;
+ Đăng ký thông qua tài khoản của người đại diện.
Trường hợp lựa chọn người yêu cầu đăng ký là "Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản" hoặc lựa chọn "Chi nhánh của pháp nhân, người đại diện", cần upload file pdf đính kèm để đính kèm tài liệu chứng minh.
- Thông tin chung: dùng để hiển thị các chi tiết thông tin cơ bản của đăng ký do hệ thống tự động cung cấp. Người dùng sẽ chọn loại hình giao dịch bảo đảm tại đây.
Trong phần này, người dùng sẽ nhập các trường thông tin dưới đây:
+ Loại hình giao dịch: Người dùng bắt buộc phải chọn loại hình giao dịch từ danh sách sổ xuống tùy theo Loại hình giao dịch. Các loại hình giao dịch có thể là:
++ Biện pháp bảo đảm
++ Hợp đồng
+ Loại biện pháp - Nếu người dùng chọn “Loại hình giao dịch” là “Biện pháp bảo đảm”:
Thế chấp, Bảo lưu quyền sở hữu, Cầm cố, Đặt cọc, Ký cược, Ký quỹ
+ Loại hợp đồng - Nếu người dùng chọn “Loại hình giao dịch” là “Hợp đồng”:
++ Hợp đồng cho thuê tài chính
++ Hợp đồng thuê tài sản có thời hạn 1 năm trở lên
++ Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác
++ Hợp đồng ký gửi
+ Số hợp đồng (trường bắt buộc nhập)
+ Ngày hợp đồng (trường bắt buộc nhập):
+ Giá trị khoản vay hoặc nghĩa vụ (VND) (trường không bắt buộc nhập)
+ Quy mô bên bảo đảm (trường không bắt buộc nhập)
+ Chủ doanh nghiệp là nữ giới (trường không bắt buộc nhập).
- Bên thế chấp: màn hình để người dùng nhập thông tin về bên thế chấp.
Người dùng có thể tạo một hoặc nhiều bên bảo đảm, mỗi bên bảo đảm cần nhập các thông tin sau:
- Loại bên bảo đảm: lựa chọn một trong các giá trị
++ Công dân Việt Nam
++ Tổ chức có đăng ký kinh doanh trong nước
++ Người nước ngoài
++ Nhà đầu tư nước ngoài
++ Tổ chức khác
++ Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam
+ Thông tin định danh: tùy thuộc vào loại bên bảo đảm, thông tin định danh sẽ thay đổi
++ Công dân Việt Nam: Số CMND/Căn cước công dân, Họ và Tên
++ Tổ chức có đăng ký kinh doanh trong nước: Mã số thuế và Tên
++ Người nước ngoài: Họ và tên, Số Hộ chiếu, Quốc gia cấp hộ chiếu (không bắt buộc nhập)
++ Nhà đầu tư nước ngoài: Mã số thuế và Tên
++ Tổ chức khác: Tên tổ chức
++ Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam: Họ và tên, Số thẻ thường trú
+ Địa chỉ:
++ Quốc gia (giá trị ngầm định là Việt Nam)
++ Tỉnh/Thành phố:
+++ Nếu trường quốc gia được lựa chọn là Việt Nam thì thông tin về tỉnh/thành phố sẽ được lựa chọn trong danh sách tỉnh/thành phố của Việt Nam.
+++ Nếu trường quốc gia được chọn không phải là Việt Nam thì nội dung thông tin về tỉnh/thành phố sẽ là dạng ô nhập liệu để người dùng tự nhập thông tin phù hợp.
++ Quận/Huyện/Thành phố:
+++ Nếu trường quốc gia được lựa chọn là Việt Nam thì thông tin về quận/huyện sẽ được lựa chọn trong danh sách quận/huyện thuộc các tỉnh/thành phố của Việt Nam.
+++ Nếu trường quốc gia được chọn không phải là Việt Nam thì nội dung thông tin về quận/huyện sẽ là dạng ô nhập liệu để người dùng tự nhập thông tin phù hợp.
++ Địa chỉ
- Bên nhận thế chấp: màn hình để người dùng điền thông tin về bên nhận thế chấp.
Trong mục này, người dùng có thể nhấn vào nút “Thêm người đăng ký là Bên nhận thế chấp” hoặc nhập thông tin Bên nhận bảo đảm theo các trường thông tin trong biểu mẫu.
Nếu người dùng nhấn vào nút “Thêm người đăng ký là Bên nhận thế chấp”, hệ thống sẽ tự động lấy các thông tin của người đang đăng nhập để lưu vào Bên nhận bảo đảm. Nếu người dùng nhập theo biểu mẫu thì sẽ cần nhập các thông tin sau:
+ Tên
+ Địa chỉ:
++ Quốc gia (giá trị mặc định là Việt Nam)
++ Tỉnh/Thành phố: hộp lựa chọn trong danh sách tỉnh thành của Việt Nam nếu quốc gia được lựa chọn là Việt Nam. Hộp nhập giá trị text nếu quốc gia được chọn không phải là Việt Nam.
++ Quận/Huyện/Thành phố: hộp lựa chọn trong danh sách quận huyện của Việt Nam nếu quốc gia được lựa chọn là Việt Nam. Hộp nhập giá trị text nếu quốc gia được chọn không phải là Việt Nam.
++ Địa chỉ.
- Tài sản bảo đảm: dùng để điền thông tin về tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm quyền lợi của bên nhận bảo đảm. “Mô tả về tài sản bảo đảm có thể là mô tả chung hay cụ thể, miễn là đủ thông tin để thông báo cho người đọc biết liệu một tài sản mà họ quan tâm có được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay không”.
Thông tin tài sản bảo đảm bao gồm:
+ Loại tài sản bảo đảm:
++ Phương tiện giao thông cơ giới CÓ số khung (ô tô, mô tô, xe gắn máy...)
++ Tài sản bảo đảm là tàu cá; phương tiện giao thông đường thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt hoặc phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt
++ Tài sản bảo đảm là quyền tài sản hoặc một phần quyền tài sản
++ Các động sản khác (TIỀN VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ, hàng tiêu dùng; kim khí quý, đá quý; NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU, NÔNG SẢN, MÁY MÓC THIẾT BỊ, XE MÁY CHUYÊN DÙNG...)
++ Cây hằng năm, công trình tạm
++ Tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, kho hàng không phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
++ Chứng khoán đã đăng ký tập trung trở thành chứng khoán không đăng ký tập trung
+ Mô tả tài sản bảo đảm: người dùng mô tả tài sản bảo đảm để người đọc có thể xác định được tài sản đó đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
+ Một số loại tài sản hiển thị các trường thông tin mô tả tài sản theo hướng khi đánh dấu lựa chọn vào loại tài sản nào thì hiển thị các trường mô tả theo loại đó.
+ Nếu tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới có số khung, người dùng cần nhập một hoặc nhiều phương tiện; có thể tải về file mẫu định dạng CSV sau đó nhập liệu và tải lên hệ thống để hệ thống tự động nhập các số liệu này vào.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, người dùng nhấn vào nút “Tiếp tục”, hệ thống sẽ hiển thị lại toàn bộ các thông tin người dùng đã nhập để người dùng có thể kiểm tra trước khi nhấn vào nút “LƯU ĐĂNG KÝ”.
Khi nhấn vào nút “LƯU ĐĂNG KÝ”, toàn bộ thông tin sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu và hệ thống hiển thị màn hình cảm ơn cùng với số đăng ký và mã số PIN được cấp cho số đăng ký này.
Tại thời điểm này hệ thống sẽ tự động gửi thư điện tử cho người dùng về hồ sơ đăng ký đã được ghi lại thành công và gửi thư điện tử thông báo cho người thực hiện đăng ký.
Dưới đây là màn hình xem lại đơn đăng ký:
Hướng dẫn đăng ký giao dịch bảo đảm online 2024? (Hình từ Internet)
Khi nào phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các trường hợp phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản.
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận.
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Phí đăng ký giao dịch bảo đảm từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng 80% mức thu phí quy định tại điểm 1 Biểu mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm ban hành kèm theo Thông tư 61/2023/TT-BTC
Theo Biểu mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm ban hành kèm theo Thông tư 61/2023/TT-BTC quy định như sau:
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ áp dụng mức phí như sau:
- Đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm: 64.000 đồng/hồ sơ.
- Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký: 48.000 đồng/hồ sơ.
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm: 24.000 đồng/hồ sơ.
- Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm: 16.000 đồng/hồ sơ.
- Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm: 20.000 đồng/trường hợp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?