Bên đi vay có chế độ báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả như thế nào?
Chế độ báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay như thế nào?
Tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay như sau:
1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt theo quy định tại Thông tư này.
Việc báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay đực thực hiện theo chế độ đnh kỳ hàng tháng.
Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản...
Chế độ báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của bên đi vay liên quan đến khoản vay nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 43 Thông tư 12/2022/TT-NHNN trách nhiệm của bên đi vay liên quan đến khoản vay nước ngoài như sau:
1. Tuân thủ các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận bảo đảm khoản vay nước ngoài.
2. Xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi xác định tính chất của khoản vay là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác và khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài.
3. Thực hiện các quy định về khai báo thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo đúng quy định tại Thông tư này.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về:
a) Việc xác định tính chất khoản vay nước ngoài là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác. Trường hợp khoản vay nước ngoài là khoản vay dưới hình thức thuê tài chính, bên đi vay có trách nhiệm xác định ngày nhận tài sản thuê và cung cấp thông tin cho Cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi được yêu cầu;
b) Tính chính xác, trung thực của: các thông tin cung cấp, khai báo tại Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình; các thông tin, tài liệu cung cấp kèm theo hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, các báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền; các thông tin cung cấp, các chứng từ xuất trình cho ngân hàng thương mại khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài.
Bên đi vay liên quan đến khoản vay nước ngoài có trach nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận bảo đảm khoản vay nước ngoài.
Xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi xác định tính chất của khoản vay là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác và khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài.
Thực hiện các quy định về khai báo thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo đúng quy định tại Thông tư này. Và chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 44 Thông tư 12/2022/TT-NHNN trách nhiệm của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài như sau:
1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
2. Kiểm tra, lưu giữ chứng từ khi cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
3. Cung cấp thông tin chính xác về việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay.
Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài có trách nhiệm thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; kiểm tra, lưu giữ chứng từ khi cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; cung cấp thông tin chính xác về việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?