Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu năm 2024 là bao lâu?
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu năm 2024 là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 32 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
32. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
33. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Theo quy định Điều 45 Luật Đấu thầu 2023 quy định về thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu như sau:
Điều 45. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
....
2. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu được phát hành đồng thời với thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu.
3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.
Mặt khác, theo điểm l khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
......
l) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;
.....
Thông qua các quy định trên, theo quy định cũ tại Luật Đấu thầu 2013 (đã hết hiệu lực), thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Đối với gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.
Tuy nhiên, theo quy định mới Luật Đấu thầu 2023 thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu năm 2024 được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Mặt khác, việc quy định nội dung này sẽ do người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu năm 2024 là bao lâu? (Hình từ Internet)
Có mấy phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn?
Theo quy định Điều 59 Luật Đấu thầu 2023, có 04 phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm:
- Phương pháp giá thấp nhất: Áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, gói thầu tư vấn có quy trình thực hiện rõ ràng theo các tiêu chuẩn có sẵn
- Phương pháp giá cố định: Áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, phạm vi công việc được xác định chính xác, chi phí thực hiện gói thầu được xác định hợp lý, cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu.
- Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: Áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu
- Phương pháp dựa trên kỹ thuật: Áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù.
Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bắt buộc phải có hồ sơ dự thầu hay không?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Đấu thầu 2023 quy định về hồ sơ hợp đồng với nhà thầu cụ thể như sau:
Điều 65. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu
1. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản hợp đồng;
b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:
a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
b) Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có);
c) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
d) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;
đ) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
e) Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, hồ sơ hợp đồng với nhà thầu không bắt buộc phải có hồ sơ dự thầu. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu mà các bên có thể yêu cầu hồ hợp đồng phải có hồ sơ dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?