Thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào?

Thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Hàng hóa nhập khẩu nào của doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan?

Thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào?

Căn cứ theo Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất như sau:

Điều 79. Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục thanh lý
a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
.....
c) Trường hợp tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điểm d Điều 64 Thông tư này.

Ngoài ra, theo Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn như sau:

Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
.....
3. Thủ tục hải quan
....
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
.....

Thông qua các quy định trên, thủ tục thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như sau:

[1] Nếu thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu.

[2] Nếu thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo 01 trong 02 hình thức sau:

- Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC

Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan.

- Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định.

Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

[3] Nếu thanh lý theo hình thức tiêu hủy tại Việt Nam thì DNCX thực hiện thủ tục như sau:

- Doanah nghiệp gửi văn bản Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu tài sản, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

*Lưu ý: Tài sản cố định mà doanh nghiệp chế xuất thanh lý phải thuộc hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào?

Thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào? (Hình từ Internet)

Xử lý tài sản nguồn gốc nhập khẩu trong trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX ra sao?

Theo Điều 78 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 54 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, xử lý tài sản nguồn gốc nhập khẩu trong trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX được thực hiện như sau:

- DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với cơ quan hải quan. DNCX có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản, hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi;

- Thời điểm xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.

Hàng hóa nhập khẩu nào của doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan?

Căn cứ theo Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan bao gồm:

- Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau.

- Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX.

- Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất.

- Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc.

- Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.

Tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản cố định
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản cố định theo Thông tư 72 từ 1/1/2025 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hình thức báo cáo kê khai tài sản cố định trong Bộ Quốc phòng từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kê khai định kỳ tài sản cố định áp dụng từ 01/01/2025 theo Thông tư 72?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ tài sản cố định dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 107 của Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê được trừ khi tính thuế TNDN phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định của doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh lý tài sản cố định hư hỏng đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản cố định
Dương Thanh Trúc
4,944 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào