Đi tù được mặc đồ gì? Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?

Đi tù được mặc đồ gì? Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?

Đi tù được mặc đồ gì?

Tại Điều 1 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BCA có quy định quần áo phạm nhân đối với phạm nhân như sau:

Điều 1. Quy định đối với phạm nhân
1. Phạm nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định sau:
....
e) ...
Quần, áo phạm nhân sử dụng (trừ quần lót và áo lót ba lỗ) phải được đóng dấu "phạm nhân" ở phía trước quần, sau lưng áo. Khi gặp cán bộ, tham gia học tập, sinh hoạt tập thể, lao động, học nghề, ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân, khi được phép gặp thân nhân hoặc tiếp xúc với quý khách, người ngoài, phải mặc quần áo dài gọn gàng, sạch sẽ do cơ sở giam giữ phạm nhân cấp. Phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn. Phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng.
....

Tại Điều 7 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP có quy định đồ dùng và tư trang như sau:

Điều 7. Đồ dùng và tư trang
2. Phạm nhân chỉ được mặc quần, áo do cơ sở giam giữ phạm nhân cấp. Quần, áo phạm nhân sử dụng (trừ quần lót và áo lót ba lỗ) có in dòng chữ "PHẠM NHÂN" ở phía trước quần, sau lưng áo; trước ngực trái áo in tên và 7 số cuối của hồ sơ phạm nhân. Khi gặp cán bộ, tham gia học tập, sinh hoạt tập thể, lao động, học nghề, ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc khu giam; khi được phép gặp thân nhân hoặc tiếp xúc với khách, người ngoài, phạm nhân phải mặc quần áo dài gọn gàng, sạch sẽ; phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn, phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng. Khi lao động dưới trời mưa phạm nhân được sử dụng áo mưa theo mẫu thống nhất của cơ sở giam giữ phạm nhân.
...

Như vậy, hiện hành phạm nhân chỉ được mặc quần, áo do cơ sở giam giữ phạm nhân cấp. Quần áo phạm nhân sử dụng (trừ quần lót và áo lót ba lỗ) phải được đóng dấu "phạm nhân" ở phía trước quần, sau lưng áo.

Lưu ý: Nếu là phạm nhân chấp hành án tại cơ sở giam giữ của Bộ Quốc phòng thì phía trước ngực trái áo in tên và 7 số cuối của hồ sơ phạm nhân

Theo đó, tại Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có nêu rõ phạm nhân sẽ được cấp:

- 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;

- 02 bộ quần áo lót/năm;

- 02 khăn mặt/năm;

- 02 chiếu cá nhân/năm;

- 02 đôi dép/năm;

- 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;

- 01 áo mưa nilông/năm;

- 04 bàn chải đánh răng/năm;

- 600 g kem đánh răng/năm;

- 3,6 kg xà phòng/năm;

- 800 ml dầu gội đầu/năm;

- 01 màn/03 năm;

- 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);

- 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);

Đối với phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.

Đối với phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.

Ngoài tiêu chuẩn trên thì đối với phạm nhân dưới 18 tuổi còn được cấp thêm: (Điều 11 Nghị định 133/2020/NĐ-CP)

- 01 bộ quần áo dài/năm

- 01 mũ cứng hoặc nón/năm, 01 mũ vải/năm

- 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành còn lại không cấp)

Đặc biệt, trường hợp phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 20kg gạo tẻ/trẻ em (khoản 2 Điều 10 Nghị định 133/2020/NĐ-CP).

Đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được cấp (khoản 3 Điều 10 Nghị định 133/2020/NĐ-CP):

- 04 khăn mặt/năm;

- 02 kg xà phòng/năm;

- 03 bộ quần áo bằng vải thường/năm;

- 01 màn phù hợp với lứa tuổi/03 năm;

- 02 đôi dép/năm;

- 01 chăn phù hợp với lứa tuổi/03 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên);

- 01 bộ quần áo ấm/01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).

Đi tù được mặc đồ gì? Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?

Đi tù được mặc đồ gì? Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng? (Hình từ Internet)

Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?

Tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân như sau:

Điều 52. Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định.
...

Như vậy, phạm nhân được phép gặp thân nhân 1 tháng 1 lần và mỗi lần. Nếu được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.

Phạm nhân dưới 18 tuổi có được bố trí giam giữ riêng không?

Tại khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giam giữ phạm nhân như sau:

Điều 30. Giam giữ phạm nhân
...
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
....

Như vậy, phạm nhân dưới 18 tuổi là một trong những đối tượng sẽ được bố trí giam giữ riêng.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phạm nhân
Hỏi đáp Pháp luật
05 tình tiết tăng nặng hình thức xử lý kỷ luật trong thi hành án hình sự từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/11/2024 Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân dưới 18 tuổi có khác gì với phạm nhân bình thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ ăn của phạm nhân nữ có thai gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường theo quy định mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được ăn thêm vào ngày lễ, tết tối đa bao nhiêu lần so với mức ăn ngày thường?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân vào tù sẽ được học rất nhiều về luật phải không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi tù có được xài tiền hay không? Có được sử dụng tiền từ sổ lưu ký mua đồ ăn thêm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai được vào tù thăm phạm nhân? Để được gặp thân nhân ở phòng riêng thì phạm nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được có được gọi điện thoại cho người thân trong tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phạm nhân
Lương Thị Tâm Như
1,452 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào