Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM có thuộc cùng 01 Bộ không?
Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM có thuộc cùng 01 Bộ không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Trường”) là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường có tên giao dịch quốc tế là Hanoi Law University (viết tắt là HLU).
Theo Điều 1 Quyết định 960/QĐ-TTg năm 2018 được sửa đổi bởi Điều 3 Quyết định 1146/QĐ-TTg năm 2023 quy định về các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Điều 1. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Đại học Đà Nẵng.
2. Đại học Huế.
3. Đại học Thái Nguyên.
4. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
5. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Trường Đại học Đà Lạt.
7. Trường Đại học Đồng Tháp.
8. Trường Đại học Giao thông Vận tải.
9. Trường Đại học Hà Nội.
10. Trường Đại học Kiên Giang.
11. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
12. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
...
Theo đó, Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, còn Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM không cùng thuộc 01 Bộ.
Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM có thuộc cùng 01 Bộ không? (Hình từ Internet)
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập khi nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 405-CP năm 1979 quy định như sau:
Điều 1. – Nay thành lập Trường đại học pháp lý Hà Nội trên cơ sở thống nhất khoa pháp lý của Trường đại học tổng hợp Hà Nội và Trường cao đẳng pháp lý, và giao cho Ủy ban Pháp chế của Chính phủ trực tiếp quản lý.
Quy mô của trường là 1500 – 2000 học sinh.
Thời gian đào tạo của mỗi khóa học tập trung dài hạn là bốn năm rưỡi.
Ban giám hiệu gồm một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng.
Theo nội dung căn cứ ban hành văn bản của Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015:
Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội);
Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội,
Theo đó, tiền thân của Trường Đại học Luật Hà Nội là Trường Đại học pháp lý Hà Nội.
Như vậy, Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập năm 1979.
Hiện nay là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Đại học Luật TP.HCM được tách từ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào năm bao nhiêu?
Căn cứ theo Quyết định 118/2000/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 1. Thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tách các trường đại học: Nông lâm, Kinh tế, Luật, Kiến trúc, Sư phạm kỹ thuật của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thành:
Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Các trường Đại học nêu trên trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
...
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
...
Theo đó, năm 2000, Thủ tướng quyết định tách Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ đó đến nay, Trường là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định của pháp luật.
Và đây là đơn vị sự nghiệp chịu quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?