Đỗ xe ô tô che khuất biển báo hiệu đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đỗ xe ô tô che khuất biển báo hiệu đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền? Xe ô tô gặp đèn giao thông chuyển sang màu vàng có được đi tiếp không?

Đỗ xe ô tô che khuất biển báo hiệu đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
...

Theo đó, hành vi đỗ xe ô tô che khuất biển báo hiệu đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/24062024/xe-o-to%20(2)%20(1).jpg

Đỗ xe ô tô che khuất biển báo hiệu đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Xe ô tô gặp đèn giao thông chuyển sang màu vàng có được đi tiếp không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
...

Như vậy, xe ô tô gặp đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy thì xe ô tô được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Xe ô tô tham gia giao thông trên đường cần đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ô tô tham gia giao thông cần phải đáp ứng điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường dưới đây:

- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.

- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.

- Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe.

- Tay lái ở bên phải đối với xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài.

- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.

- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn.

- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.

- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm giao thông
Nguyễn Thị Kim Linh
997 lượt xem
Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu buông cả hai tay khi lái?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong VPHC về an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lắp gương chiếu hậu như thế nào để không bị phạt 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ một số điểm, khoản, điều nào tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Dừng đèn đỏ có được dùng điện thoại không? Lỗi dùng điện thoại khi dừng đèn đỏ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, lỗi đỗ xe máy dưới lòng đường phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào