Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân hay không?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân hay không?
Tại Điều 4 Nghị định 64/2014/NĐ-CP có quy định về việc ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân như sau:
Điều 4. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình:
a) Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân;
b) Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân;
c) Phân công cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên;
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;
đ) Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân;
e) Bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
g) Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình.
....
Như vậy, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình để ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân?
Tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 có quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau:
Điều 4. Trách nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
a) Chính phủ;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
c) Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Các cơ quan của Quốc hội;
e) Hội đồng nhân dân các cấp;
g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
- Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Các cơ quan của Quốc hội;
- Hội đồng nhân dân các cấp;
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi tiếp công dân?
Tại Điều 6 Luật Tiếp công dân 2013 có quy định về hành vi bị nghiêm cấm khi tiếp công dân bao gồm:
(1) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(2) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
(3) Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
(4) Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
(5) Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
(6) Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
(7) Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
(8) Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?