Truy cứu hình sự hành vi Môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào?
- Truy cứu hình sự hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào?
- Môi giới cho ngư khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam mà biết người đó sẽ ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Trường hợp sắp xếp ngư dân không làm thủ tục xuất cảnh, khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Truy cứu hình sự hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định như sau:
Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép quy định tại Điều 348 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm:
a) Không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
b) Làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản không đúng khu vực được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chấp thuận hoặc giấy phép khai thác hết hạn.
2. Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam hướng dẫn tại khoản 1 Điều này là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ huy, phân công, điều hành không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định hoặc có làm thủ tục xuất cảnh nhưng sau khi xuất cảnh đã tẩy, xóa số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng với thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Chỉ huy, phân công, điều hành đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Chỉ huy, phân công, điều hành sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên của tổ chức nghề cá khu vực;
d) Chỉ huy, phân công, điều hành việc thay đổi, xóa bỏ nhật ký hành trình trên máy định vị vệ tinh;
đ) Chuẩn bị, cung cấp tàu cá; tạo các điều kiện vật chất, hậu cần như ứng tiền, lương thực, thực phẩm, cung cấp dụng cụ, ngư cụ đánh bắt thủy sản và các điều kiện khác cho ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;
e) Tuyển ngư dân và đưa họ đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;
g) Thực hiện những công việc khác để đưa tàu cá và ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam.
3. Môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam hướng dẫn tại khoản 1 Điều này là việc cá nhân làm trung gian để hỗ trợ, chuẩn bị thực hiện một hoặc nhiều hành vi hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nhằm mục đích hưởng lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất.
...
Căn cứ theo Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam sẽ bị truy cứu hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép quy định tại Điều 348 của Bộ luật Hình sự 2015, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
- Không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định;
- Làm thủ tục nhập cảnh để khai thác thủy sản không đúng khu vực được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chấp thuận hoặc giấy phép khai thác hết hạn.
Hình phạt đối với tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là phạt từ từ 01 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Truy cứu hình sự hành vi Môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Môi giới cho ngư khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam mà biết người đó sẽ ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định như sau:
Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam
...
4. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam mà biết ngư dân sẽ trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 349 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
...
Căn cứ tại khoản 1 Điều 349 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật , thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
...
Như vậy, người môi giới cho ngư khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam mà biết người đó sẽ ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015
Trường hợp sắp xếp ngư dân không làm thủ tục xuất cảnh, khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định như sau:
Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam
...
5. Người nào chỉ đạo, sắp xếp, bố trí, điều hành ngư dân không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định và thực hiện một hoặc nhiều hành vi khai thác thủy sản hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ, n và o khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 hoặc tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
...
Căn cứ tại khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
c) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
...
Như vậy, trường hợp sắp xếp ngư dân không làm thủ tục xuất cảnh, khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác bị truy cứu hình sự về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:
- Phạt từ từ 01 năm đến 05 năm: Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn.
Lưu ý: Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truy cứu trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?