Đơn vị chậm lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội có phải nộp lãi không?
Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.
Đơn vị chậm lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội có phải nộp lãi không? (Hình từ Internet)
Đơn vị chậm lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội có phải nộp lãi không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
[...]
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 18. Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Khoản 4 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
1. Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:
a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
2. Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.
Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
b) Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.
[...]
Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định dưới đây từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng
+ Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN thì số tiền truy đóng bao gồm số tiền phải đóng BHXH, BHTN và tiền lãi tính trên số tiền và thời gian truy đóng BHXH, BHTN.
Theo đó, nếu trường hợp đơn vị đã thực hiện trích, đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, nhưng chậm lập hồ sơ điều chỉnh số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN thì không phải nộp tiền lãi chậm đóng.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
[...]
Theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
[...]
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
[...]
Theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Và mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất là 20 x Mức lương cơ sở tức 36.000.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?