Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024 được quy định tại Mẫu số 07-1/CC tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Dưới đây là Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024:
Tải Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024:
Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải có một số nội dung chủ yếu nào?
Theo khoản 5 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 37. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
...
5. Trong thời gian quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, người nộp thuế bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền bị cưỡng chế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần hoặc gia hạn hoặc miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc không tính tiền chậm nộp và người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thì cơ quan quản lý thuế lập văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp.
a) Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải có một số nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan quản lý thuế đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản; thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; lý do khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
b) Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp do cơ quan quản lý thuế lập theo Mẫu số 07-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
Theo đó, văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải có một số nội dung chủ yếu như sau:
- Tên cơ quan quản lý thuế đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản;
- Thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh;
- Lý do khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp gồm những trạng thái nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định tình trạng pháp lý của doanh nghiệp:
Theo đó, có 07 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Tình trạng tạm ngừng kinh doanh là tình trạng của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được tiến hành hoạt động kinh doanh và phải thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
(2) Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký
Tình trạng không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký của doanh nghiệp là tình trạng mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký.
(3) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế
Tình trạng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế là tình trạng của doanh nghiệp khi bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
(4) Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập
Tình trạng đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập là tình trạng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể
(5) Đang làm thủ tục phá sản
Tình trạng đang làm thủ tục phá sản là tình trạng của doanh nghiệp khi đã hoàn thành thủ tục giải thể và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý là đang làm thủ tục phá sản.
(6) Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại
Tình trạng đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại là tình trạng của doanh nghiệp khi đã hoàn thành thủ tục giải thể và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý là đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại
(7) Đang hoạt động
Tình trạng đang hoạt động của doanh nghiệp là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chưa bị chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?