Kinh doanh hoạt động chuyển phát thì đăng ký mã ngành nào?
Kinh doanh hoạt động chuyển phát thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
532 - 5320 - 53200: Chuyển phát
Nhóm này gồm:
- Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện của các doanh nghiệp không hoạt động theo giao ước dịch vụ chung. Hoạt động này có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức vận tải, có thể sử dụng phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc các phương tiện vận tải công cộng;
- Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu kiện.
Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ giao hàng tận nhà.
Loại trừ: Vận tải hàng hóa theo các phương thức vận tải được phân vào các nhóm 4912 (Vận tải hàng hóa đường sắt), 4933 (Vận tải hàng hóa bằng đường bộ), 5012 (Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương), 5022 (Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa), 5120 (Vận tải hàng hóa hàng không).
Như vậy, hoạt động chuyển phát có mã ngành là 5320. Theo đó, muốn kinh doanh hoạt động chuyển phát thì phải đăng ký mã ngành 5320.
Lưu ý, hoạt động chuyển phát không bao gồm: Vận tải hàng hóa theo các phương thức vận tải được phân vào các nhóm 4912 (Vận tải hàng hóa đường sắt), 4933 (Vận tải hàng hóa bằng đường bộ), 5012 (Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương), 5022 (Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa), 5120 (Vận tải hàng hóa hàng không).
Kinh doanh hoạt động chuyển phát thì đăng ký mã ngành nào? (Hình từ Internet)
Ghi nghành, nghề kinh doanh thì ghi ngành kinh tế cấp mấy?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
...
Như vậy, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan nào thực hiện đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan thực hiện đăng ký kinh doanh gồm:
- Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm mấy bộ?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 9. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm 01 bộ.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có được lập bằng tiếng nước ngoài?
Tại Điều 10 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
3. Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngành nghề kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?