Tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi nào?
Tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Điều 36. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Khi có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Trường hợp có thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động cấp lại, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư về việc thay đổi.
2. Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Như vậy, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động khi thay đổi một trong những nội dung dưới đây:
- Tên.
- Địa chỉ trụ sở.
- Chi nhánh.
- Văn phòng giao dịch.
- Lĩnh vực hành nghề.
- Danh sách luật sư thành viên.
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
- Các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động.
Tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam dưới hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 69 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
b) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính phủ quy định việc hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại; chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức dưới đây:
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh.
- Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Công ty luật hợp danh Việt Nam.
Một luật sư được thành lập tối đa bao nhiêu tổ chức hành nghề luật sư?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
[...]
Theo quy định này, một luật sư chỉ được thành lập duy nhất 01 tổ chức hành nghề luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?