Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?
- Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?
- Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các hoạt động gì?
- Trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không sử dụng hết sau 5 năm thì xử lý như thế nào?
Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?
Tại Điều 30 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 30. Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
2. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
Theo đó, hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp số tiền này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:
- Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền;
- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại.
Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các hoạt động gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Tối đa không quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
Việc mua sắm trang thiết bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Chi hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
Nội dung và mức chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ:
Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
- Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy: Tối đa không quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Trong đó:
+ Chi khen thưởng thường xuyên: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Chi khen thưởng đột xuất cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia phòng cháy, chữa cháy: Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ thành tích của các tổ chức, cá nhân, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quyết định những trường hợp cụ thể được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất.
Trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không sử dụng hết sau 5 năm thì xử lý như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 31. Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
...
5. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật. Sau 5 năm, trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không sử dụng hết, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đánh giá nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, báo cáo Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ trích nộp cho phù hợp.
Như vậy, trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không sử dụng hết sau 5 năm thì Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đánh giá nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, báo cáo Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ trích nộp cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?