Hướng dẫn xác định thuế GTGT đầu ra khi viết hóa đơn quà tặng là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Hướng dẫn xác định thuế GTGT đầu ra khi viết hóa đơn quà tặng có là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Căn cứ Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Điều 7: Giá tính thuế
...
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”
Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
Căn cứ các quy định trên và theo Công văn 27291/CTHN-TTHT năm 2024 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội thì trường hợp Công ty sử dụng hàng hóa để tặng quà cho khách hàng (kể cả mua ngoài hoặc do Công ty tự sản xuất), nếu việc tặng quà để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi liên quan đến việc tặng quà cho khách hàng nêu trên.
Khi tặng quà cho khách hàng, Công ty phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Tải Công văn 27291/CTHN-TTHT năm 2024 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội: Tại đây
Hướng dẫn xác định thuế GTGT đầu ra khi viết hóa đơn quà tặng là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN? (Hình từ Internet)
Khi nào sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng?
Tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về loại hóa đơn như sau:
Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
...
Như vậy, hóa đơn điện tử được sử dụng khi tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Cách ghi sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Mẫu sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp siêu nhỏ là Mẫu số S09-DNSN ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC. Theo đó, cách ghi sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132 như sau:
Sổ này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế để phản ánh tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
Sổ này được mở để ghi chép các Hóa đơn GTGT liên quan đến số thuế GTGT đầu ra (Mỗi hóa đơn ghi 01 dòng).
- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ (Hoá đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT).
- Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột 1: Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và còn phải nộp cuối kỳ.
- Cột 2: Ghi số thuế GTGT đã nộp hoặc được miễn giảm phát sinh trong kỳ.
- Cột 3: Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra bù trừ với số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT phải nộp, đã nộp hoặc được miễn giảm trong kỳ và tính ra số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?