Phương thức cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù là gì?

Phương thức cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù là gì?

Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tối đa bao nhiêu tiền?

Tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định như sau:

Điều 6. Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Như vậy, mức vốn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù như sau:

- Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

- Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.

Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tối đa bao nhiêu tiền?

Phương thức cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù là gì?(Hình từ Internet)

Phương thức cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg thì phương thức cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù như sau:

- Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.

Thời hạn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg thì thời hạn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù như sau:

- Đối với vay vốn để đào tạo nghề

+ Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;

+ Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);

+ Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định, như sau:

++ Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.

++ Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

- Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.

Lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg thì lãi suất cho vay như sau:

- Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn có phải bảo đảm không?

Tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định như sau:

Điều 10. Bảo đảm tiền vay
1. Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.

Như vậy, người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào