Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức nào?
Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức nào?
Căn cứ theo điểm 3.1 khoản 3 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Điều 5. Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Vốn huy động:
3.1. Hình thức huy động vốn:
a) Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
b) Vốn ODA được Chính phủ giao;
c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
d) Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3.2. Nguyên tắc huy động vốn
a) Hàng năm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ kế hoạch tín dụng, kế hoạch hóa các nguồn vốn huy động trình Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt;
b) Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:
...
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới 06 hình thức dưới đây:
- Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường trong nước có phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 21/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều 29. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Chính sách Xã hội
1. Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay;
b) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ;
c) Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;
d) Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
đ) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
e) Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;
g) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
h) Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối;
i) Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác;
k) Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.
Theo đó, đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường trong nước sẽ thuộc diện không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg năm 2002 quy định như sau:
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm :
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm có:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
- Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết thì Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
- Từ 10/01/2025, có bắt buộc phải nộp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú không?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp....?
- Tài liệu luyện thi IOE lớp 7 có đáp án cho học sinh tham khảo file Word tải về?
- Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?