Mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam?
- Mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam?
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc phải là người nước ngoài không?
- Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam gồm những nội dung gì?
Mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam?
Mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là Mẫu TP-LS-21-sđ được ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
Tải về mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tại đây:
Mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
Tại Điều 68 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài như sau:
Điều 68. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;
3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.
Như vậy, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;
- Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.
Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc phải là người nước ngoài không?
Tại Điều 71 Luật Luật sư 2006 quy định về chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Điều 71. Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.
Như vậy, trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không bắt buộc là người nước ngoài, theo đó, trưởng chi nhánh có thể là luật sư người Việt Nam.
Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2013/NĐ-CP thì đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
- Tên gọi của chi nhánh;
- Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh;
- Thời hạn hoạt động của chi nhánh;
- Nơi đặt trụ sở của chi nhánh;
- Họ, tên của luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
- Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
- Dự kiến kế hoạch hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức hành nghề luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?