Luật Thủ đô được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào năm nào?

Luật Thủ đô được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào năm nào?

Luật Thủ đô được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào năm nào?

Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, kỳ họp 4 thông qua Luật Thủ đô 2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013; đồng thời Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội 2000 sẽ hết liệu lực kể từ ngày Luật Thủ đô 2012 có hiệu lực. Theo đó, Luật Thủ đô 2012 bao gồm 04 Chương, 27 Điều luật, cụ thể như sau:

- Chương 1: Những quy định chung.

- Chương 2: Chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.

- Chương 3: Trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.

- Chương 4: Điều khoản thi hành.

Như vậy, Luật Thủ đô 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào năm 2012.

Luật Thủ đô được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào năm nào?

Luật Thủ đô được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào năm nào? (Hình từ Internet)

Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Thủ đô 2012, công tác quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô được quy định như sau:

- Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.

- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.

- Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô phải được lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.

Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch Thủ đô ra sao?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Thủ đô 2012, biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch Thủ đô bao gồm các nội dung dưới đây:

[1] Trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.

Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội thành hoặc xây dựng cơ sở khác của các bệnh viện, cơ sở này ở bên ngoài nội thành.

[2] Khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô phải bảo đảm phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về việc lập quy hoạch trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Căn cứ vào yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô và kết quả lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc quy hoạch.

[3] Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đuờng để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án.

Trong trường hợp quy hoạch có xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ hoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó.

[4] Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trục đường giao thông mới quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thủ đô 2012.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ranh giới, mốc giới, diện tích đất hai bên đường cần phải thu hồi để xây dựng đường giao thông quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thủ đô 2012.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào