Quy định chung về thiết kế của thiết bị nâng trên các công trình biển như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007?

Quy định chung về thiết kế của thiết bị nâng trên các công trình biển như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007? Thiết bị nâng trên các công trình biển là thiết bị gì?

Quy định chung về thiết kế của thiết bị nâng trên các công trình biển như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007?

Căn cứ theo Mục 2.1 Chương 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007, quy định chung về thiết kế của thiết bị nâng trên các công trình biển đó là:

- Trong tính toán thiết kế phải xét đến ảnh hưởng của gia tốc do lực trọng trường và các chuyển động công tác của thiết bị nâng lên khối lượng bản thân và tải trọng nâng của thiết bị nâng, các ảnh hưởng môi trường và các điều kiện hoạt động đặc biệt như là góc nghiêng cố định của bệ đỡ, độ xiên của dây cáp nâng…

- Độ bền và khả năng làm việc tốt của thiết bị nâng phải được kiểm tra trong điều kiện bất lợi nhất khi phối hợp các ảnh hưởng trên trong điều kiện làm việc.

Ngoài ra, còn phải kiểm tra độ bền của thiết bị nâng ở trạng thái không làm việc.

- Độ bền và khả năng làm việc tốt của thiết bị nâng trong điều kiện thử phải được kiểm tra trong suốt quá trình thử theo các quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007.

- Kết cấu của thiết bị nâng phải sao cho trong trường hợp tai nạn, người điều khiển thiết bị vẫn an toàn và có thể sử dụng lối thoát an toàn.

Với mục đích đó, các tổng thành kết cấu nên được phân loại theo độ bền kết cấu của chúng. Tỷ số giữa ứng suất làm việc của một tổng thành kết cấu có loại bền cao hơn so với tổng thành kết cấu bên cạnh nó với trị số lớn nhất là 0,9.

Các kết cấu thép chịu lực phải có độ dày lớn hơn hoặc bằng 7,5 mm.

Việc lựa chọn vật liệu và các quy trình chế tạo phải được thực hiện theo các quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007.

- Các cơ cấu, thiết bị và các mạch điện và mạch điều khiển (điện, thủy lực…) phải được thiết kế sao cho bất kỳ hư hỏng cũng không dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

Đặc tính an toàn của thiết bị điện phải phù hợp với các yêu cầu đối với các vùng nguy hiểm mà thiết bị được lắp đặt.

Các thiết bị nâng phải được lắp đặt các thiết bị an toàn tối thiểu được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007.

Lưu ý, ngoài các quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007, phải tuân thủ các quy định bổ sung do Chính quyền hành chính yêu cầu.

- Khi nâng người phải áp dụng các quy định tại Mục 2.9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007; đặc biệt hệ thống bánh lăn tự do không được chấp nhận trong trường hợp này.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/01062024/cong-trinh-bien.jpg

Quy định chung về thiết kế của thiết bị nâng trên các công trình biển như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007? (Hình từ Internet)

Thiết bị nâng trên các công trình biển là loại thiết bị gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1.3 Chương 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007 quy định như sau:

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong Tiêu chuẩn này được định nghĩa từ mục (1) đến (18) dưới đây, và theo các hình vẽ minh họa A.1 trong Phụ lục A (các thiết bị trên các hình vẽ này chỉ để minh họa cho các thuật ngữ kỹ thuật).
(1) Công trình biển là các công trình làm việc (sản xuất hoặc phục vụ) ở ngoài biển (Offshore Conditions) như giàn khoan biển cố định và di động, các tàu chứa dầu…
(2) Thiết bị nâng là cần trục dây giằng, cần trục quay, cổng trục, máy nâng và những thiết bị khác được dùng cho mục đích nâng trên các công trình biển.
(3) Tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng SWL (Safe Working Load) là tải trọng lớn nhất được phép nâng kể cả các bộ phận dùng để mang hàng như móc cẩu, xà nâng, dây, gầu, thùng và khung cẩu hàng…
(4) Tải trọng tĩnh là khối lượng bản thân của các bộ phận cấu thành tác động lên bộ phận đang xét, ngoại trừ tải trọng làm việc an toàn.
(5) Lực làm việc an toàn của một thiết bị nâng SWF (Safe Working Force) là một lực tĩnh tương ứng với SWL của nó.
...

Như vậy, thiết bị nâng trên các công trình biển được hiểu là cần trục dây giằng, cần trục quay, cổng trục, máy nâng và những thiết bị khác được dùng cho mục đích nâng trên các công trình biển.

Bệ đỡ thiết bị nâng trên các công trình biển có kết cấu ra sao?

Căn cứ theo Tiểu mục 1.4.2 Mục 1.4 Chương 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6968 : 2007 quy định như sau:

1.4. Hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm duyệt
Hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm duyệt bao gồm Hồ sơ kỹ thuật thiết bị nâng và bệ đỡ thiết bị nâng
1.4.1. Thiết bị nâng
...
1.4.2. Kết cấu bệ đỡ thiết bị nâng
(1) Bản vẽ các bộ phận kết cấu của công trình biển đỡ thiết bị nâng và chịu tác dụng của các lực tác dụng lên kết cấu đó.
(2) Bản vẽ các bộ phận kết cấu của công trình biển nơi đặt các điểm cố định các dây giằng và các bộ phận lắp đặt cố định khác.
Một số các bản vẽ này có thể không phải trình duyệt, nếu được Đăng kiểm chấp nhận.
(3) Bản vẽ bệ đỡ cần trục và tời.
1.4.3. Ngoài các Hồ sơ kỹ thuật đã được đề cập ở 1.4.1, 1.4.2 có thể phải trình các bản vẽ và các tính toán liên quan khác nếu Đăng kiểm yêu cầu.

Theo quy định trên, bệ đỡ thiết bị nâng trên các công trình biển có kết cấu bao gồm:

- Bản vẽ các bộ phận kết cấu của công trình biển đỡ thiết bị nâng và chịu tác dụng của các lực tác dụng lên kết cấu đó.

- Bản vẽ các bộ phận kết cấu của công trình biển nơi đặt các điểm cố định các dây giằng và các bộ phận lắp đặt cố định khác.

Một số các bản vẽ này có thể không phải trình duyệt, nếu được Đăng kiểm chấp nhận.

- Bản vẽ bệ đỡ cần trục và tời.

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
06 chỉ tiêu chất lượng áp dụng cho bột giặt tổng hợp gia dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5720:2001?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở sản xuất rượu vang phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 13988:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc đào tạo hướng dẫn viên lặn có ống thở như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13826:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây giống bơ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6989-1-4:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
TCVN 5760:1993 về thiết kế, lắp đặt và sử dụng hệ thống chữa cháy mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về vị trí, tổ chức không gian, diện tích đối với bãi cắm trại đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch theo TCVN 7796:2009 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về bố trí đường cứu nạn ô tô theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8810:2011 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực theo TCVN 12851:2019 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung của giấy chứng nhận cáp thép sử dụng cho mục đích chung theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5757:2009 gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Kim Linh
136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào