Các hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình như thế nào?

Các hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình như thế nào? Mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình là gì?

Các hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình như thế nào?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh dân số 2003 có giải thích kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Ngoài ra, kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Mặt khác, theo Điều 18 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về hình thức, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình như sau:

Điều 18. Hình thức, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet.
b) Tuyên truyền, vận động trực tiếp và tư vấn.
c) Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và cho toàn xã hội.

Như vậy, hiện nay có 03 hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet.

- Tuyên truyền, vận động trực tiếp và tư vấn.

- Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên.

Các hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình như thế nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình là gì?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2003/NĐ-CP, mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình như sau:

- Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số; phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ ba năm đến năm năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng.

- Nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

Có mấy biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 104/2003/NĐ-CP, theo quy định hiện nay có 05 biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, cụ thể:

- Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn.

- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân.

- Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

- Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Kế hoạch hóa gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế hoạch hóa gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam bao gồm nhưng đơn vị nào? Tiêu chuẩn để trở thành hội viên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế hoạch hóa gia đình
Dương Thanh Trúc
1,093 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kế hoạch hóa gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch hóa gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào