Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình?

Cho tôi hỏi: Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình? (Câu hỏi của chị Châu - Tây Ninh)

Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình?

Căn cứ theo Điều 9 Pháp lệnh Dân số 2003 quy định về kế hoạch hoá gia đình như sau:

Kế hoạch hoá gia đình
1. Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
.....

Như vậy, có thể giải thích, chính sách kế hoạch hóa gia đình là biện pháp được nhà nước ban hành nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của gia đình và khả năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống ấm no, hành phúc.

Hiện nay, có 03 biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:

- Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân.

- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.

Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình?

Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình? (Hình từ Internet)

Mức hưởng chế độ thai sản hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
.....

Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản hiện được tính như sau:

[1] Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH đối với các chế độ như sau:

- Chế độ khi khám thai.

- Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

- Chế độ khi sinh con đối với lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con.

- Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai.

[2] Mức hưởng một ngày đối với chế độ khi khám thai và khi sinh con đối với lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày

[3] Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng. Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có được tính vào thời gian đóng BHXH?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
....
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
....
4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
.....

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính vào thời gian đóng BHXH nếu người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào