Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không?

Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không? Cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình có trách nhiệm gì?

Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không?

Căn cứ theo Điều 9 Pháp lệnh dân số 2003 quy định về kế hoạch hoá gia đình như sau:

Điều 9. Kế hoạch hoá gia đình
1. Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
b) Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;
c) Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.
3. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên.

Theo đó, có thể hiểu, kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bao gồm việc sử dụng các biện pháp để kiểm soát sinh sản và tăng cường sức khỏe sinh sản.

Hiện nay có 03 biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình cụ thể:

- Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân.

- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.

Như vậy, phá thai không phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình?

Theo quy định Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP, trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ như sau:

[1] Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội

[2] Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

- Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.

- Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.

- Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình.

[3] Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

- Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

- Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không?

Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không? (Hình từ Internet)

Cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 104/2003/NĐ-CP, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình có trách nhiệm như sau:

- Tư vấn cho người sử dụng dịch vụ.

- Thực hiện các quy định về chuẩn mực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

- Bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ kỹ thuật an toàn, thuận tiện.

- Theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có).

Kế hoạch hóa gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế hoạch hóa gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch hóa gia đình là gì? Phá thai có phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hình thức tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách kế hoạch hóa gia đình là gì? Có bao nhiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam bao gồm nhưng đơn vị nào? Tiêu chuẩn để trở thành hội viên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế hoạch hóa gia đình
Dương Thanh Trúc
1,038 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kế hoạch hóa gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch hóa gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào