Lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng không? Lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024 bị phạt kịch khung bao nhiêu?
Lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024 bị phạt kịch khung bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
....
Theo đó, mức phạt tiền cao nhất (kịch khung) đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là 600.000 đồng đối với người điều khiển xe.
Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ không áp dụng mức phạt này.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng không? Lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024 bị phạt kịch khung bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng không?
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
...
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
...
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
...
Theo đó, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định hành vi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị giữ bằng, tuy nhiên trong trường hợp để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt còn có thể giữ giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.
Lưu ý: Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định trên, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định như sau:
3. Phân loại và kết cấu
...
3.2 Kết cấu
Kết cấu của mũ bảo hiểm được mô tả tại Hình 2.
3.2.1 Các bộ phận chính của mũ, bao gồm:
- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;
- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;
- Quai đeo để cố định mũ;
- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.
3.2.2 Các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v.
Theo đó, mũ bảo hiểm sẽ bao gồm các bộ phận như sau: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động, quai đeo, đệm lót trong (cạnh), đệm lót trong (đỉnh), bảo vệ cằm., bọc mép.
Trong đó, vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động, quai đeo, đệm lót trong (cạnh) là các phụ kiện chính và bắt buộc. Các phụ kiện còn lại của mũ là phụ kiện không bắt buộc phải có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo Phòng chống dịch đau mắt đỏ dành cho trường mầm non mới nhất năm 2024?
- Tết tây 2025 có bắn pháo hoa không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa vào Tết tây 2025?
- Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là ngày bao nhiêu?
- Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nào?
- Có được ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện không?