Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng của người lao động ở những tỉnh nào có thể sẽ tăng hơn 20%?
Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng của người lao động ở những tỉnh nào có thể sẽ tăng hơn 20%?
Tại Dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành từ ngày 01/7/2024
Theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng quy định cụ thể mức lương tối thiểu vùng dự kiến từ ngày 01/7/2024 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP với mức thấp nhất ở vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng và mức cao nhất ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng.
Cùng với việc đề xuất tăng lương tối thiểu, Bộ LĐTB&XH điều chỉnh địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND cấp tỉnh. Cụ thể:
- Điều chỉnh từ vùng 2 lên vùng 1 đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, TP Uông Bí, TP Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Với sự điều chỉnh này, lương tối thiểu vùng của người lao động ở những địa phương này sẽ tăng từ 4.160.000 đồng lên thành 4.960.000 đồng/tháng (tức tăng thêm 800.000 đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 19,23%).
- Điều chỉnh từ vùng 3 lên vùng 2 đối với: TP Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; TP Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Sau điều chỉnh, mức lương tối thiểu vùng tại những địa bàn này sẽ tăng từ 3.640.000 đồng lên 4.410.000 đồng/tháng, tức tăng thêm 770.000 đồng/tháng, tương ứng mức tăng 21,15%.
- Điều chỉnh từ vùng 4 lên vùng 3 đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Với những địa bàn này, người lao động được tăng lương tối thiểu từ 3.250.000 đồng lên thành 3.640.000 đồng/tháng, tức tăng thêm 610.000 đồng, tương ứng mức tăng 18,77%.
Như vậy, theo như dự thảo có thể sẽ tăng lương tối thiểu vùng lên hơn 20% với người lao động làm việc ở những vùng được thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ vùng 3 lên vùng 2 từ ngày 1.7.2024.
Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng của người lao động ở những tỉnh nào có thể sẽ tăng hơn 20%? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùng trước ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng 2 | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng 3 | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng 4 | 3.250.000 | 15.600 |
Đồng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
...
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng trước ngày 01/7/2024 vẫn không có sự thay đổi, vẫn áp dụng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Những đối tượng đươc áp dụng lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
- Người sử dụng lao động gồm:
+ Doanh nghiệp;
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc;
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Những lưu ý khi treo cờ ngày Tết Âm lịch 2025 mà người dân cần biết?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?