Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024?
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 bao gồm 04 vùng, chi tiết như sau:
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 thay đổi ra sao?
Theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu trước ngày 01/7/2024 như sau:
Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Thông qua các quy định trên, kể từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng vùng 1: Tăng 280.000 đồng/tháng và 1.300 đồng/giờ
- Mức lương tối thiểu tháng vùng 2: Tăng 250.000 đồng/tháng và 1.200 đồng/giờ.
- Mức lương tối thiểu tháng vùng 3: Tăng 220.000 đồng/tháng và 1.100 đồng/giờ.
- Mức lương tối thiểu tháng vùng 4: Tăng 200.000 đồng/tháng và 1.000 đồng/giờ.
Mặt khác, đối tượng được tăng mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024 bao gồm:
[1] Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
[2] Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
- Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
[3] Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng như thế nào?
Theo quy định Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng được thực hiện như sau:
[1] Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
[2] Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
[3] Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?