Khi nào doanh nghiệp bị thanh tra thuế? Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không?
Khi nào doanh nghiệp bị thanh tra thuế? Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không?
Căn cứ theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau:
Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh như sau:
Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Người nộp thuế thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
....
2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
.....
Thông qua quy định trên, hiện nay doanh nghiệp bị thanh tra thuế nếu thuộc 04 trường hợp như sau:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Ngoài ra, cơ quan thuế có quyền thanh tra thuế đối với tất cả các doanh nghiệp, bất kể đang hoạt động hay tạm ngừng hoạt động. Đồng thời, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải chấp hành các quyết định hông báo của cơ quan quản lý thuế về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính thuế.
Tuy nhiên, việc thanh tra thuế đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh sẽ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp sau:
- Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế trong thời gian trước khi tạm ngừng kinh doanh.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Doanh nghiệp được cơ quan thuế lựa chọn thanh tra trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Khi nào doanh nghiệp bị thanh tra thuế? Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu?
Theo quy định Điều 115 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2022 (Điều 47 Luật Thanh tra 2022), cụ thể:
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
- Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
Quyết định thanh tra thuế có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 114 Luật Quản lý thuế 2019, quyết định thanh tra thuế có những nội dung như sau:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế.
- Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế.
- Thời hạn tiến hành thanh tra thuế.
- Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?