Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
Ngày 14/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã ban hành Nghị quyết 1286/NQ-UBTVQH15 năm 2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Theo đó, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội. Cụ thể:
(1) Huyện Ba Vì
- Thành lập xã Phú Hồng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Châu Sơn, xã Phú Phương và xã Tản Hồng.
Sau khi sắp xếp, huyện Ba Vì có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 28 xã và 1 thị trấn.
(2) Huyện Chương Mỹ
- Thành lập xã Hồng Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Đồng Phú và xã Hồng Phong.
- Thành lập xã Hòa Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Phú Nam An và xã Hòa Chính.
Sau khi sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 30 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 28 xã và 2 thị trấn.
(3) Huyện Mê Linh
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Vạn Yên vào xã Liên Mạc. Sau khi nhập, xã Liên Mạc là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, huyện Mê Linh có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn.
(4) Huyện Mỹ Đức
- Thành lập xã Mỹ Xuyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Mỹ Thành và xã Bột Xuyên.
- Thành lập xã Vạn Tín trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Đốc Tín và xã Vạn Kim.
Sau khi sắp xếp, huyện Mỹ Đức có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.
(5) Huyện Phú Xuyên
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Tri Trung vào xã Hồng Minh. Sau khi nhập, xã Hồng Minh là tên đơn vị hành chính mới.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Đại Thắng vào xã Văn Hoàng. Sau khi nhập, xã Văn Hoàng là tên đơn vị hành chính mới.
- Thành lập xã Quang Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Sơn Hà và xã Quang Trung.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Nam Triều vào xã Nam Phong. Sau khi nhập, xã Nam Phong là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, huyện Phú Xuyên có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 2 thị trấn.
(6) Huyện Phúc Thọ
- Thành lập xã Tích Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Thọ Lộc và xã Tích Giang.
- Thành lập xã Long Thượng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Thượng Cốc và xã Long Xuyên.
- Thành lập xã Nam Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Vân Hà và xã Vân Nam.
Sau khi sắp xếp, huyện Phúc Thọ có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 1 thị trấn.
(7) Huyện Quốc Oai
- Thành lập xã Phượng Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Phượng Cách và xã Yên Sơn.
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tân Hòa vào xã Cộng Hòa. Sau khi nhập, xã Cộng Hòa là tên đơn vị hành chính mới.
- Thành lập xã Hưng Đạo trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Đại Thành và xã Tân Phú.
- Thành lập xã Liệp Nghĩa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Nghĩa Hương và xã Liệp Tuyết.
Sau khi sắp xếp, huyện Quốc Oai có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 1 thị trấn.
(8) Huyện Thạch Thất
- Thành lập xã Lam Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Dị Nậu và xã Canh Nậu.
- Thành lập xã Quang Trung trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Hữu Bằng và xã Bình Phú.
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Chàng Sơn vào xã Thạch Xá. Sau khi nhập, xã Thạch Xá là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, huyện Thạch Thất có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.
(9) Huyện Thanh Oai
- Thành lập xã Cao Xuân Dương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Xuân Dương và xã Cao Dương.
Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Oai có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.
(10) Huyện Thường Tín
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thư Phú vào xã Chương Dương. Sau khi nhập, xã Chương Dương là tên đơn vị hành chính mới.
- Thành lập xã Vạn Nhất trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Vạn Điểm và xã Thống Nhất.
Sau khi sắp xếp, huyện Thường Tín có 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 26 xã và 1 thị trấn.
(11) Huyện Ứng Hòa
- Thành lập xã Hoa Viên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Viên Nội, xã Viên An và xã Hoa Sơn.
- Thành lập xã Cao Sơn Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Cao Thành, xã Sơn Công và xã Đồng Tiến.
- Thành lập xã Thái Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Hòa Xá, xã Vạn Thái và xã Hòa Nam.
- Thành lập xã Bình Lưu Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Lưu Hoàng, xã Hồng Quang và xã Đội Bình.
- Nhập toàn toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hòa Lâm vào xã Trầm Lộng. Sau khi nhập, xã Trầm Lộng là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, huyện Ứng Hòa có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.
(12) Huyện Gia Lâm
- Thành lập xã Thiên Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Đình Xuyên và xã Dương Hà.
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Đông Dư vào xã Bát Tràng. Sau khi nhập, xã Bát Tràng là tên đơn vị hành chính mới.
- Thành lập xã Kim Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Kim Lan và xã Văn Đức.
- Thành lập xã Phú Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Phú Thị và xã Kim Sơn.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Trung Mầu vào xã Phù Đổng. Sau khi nhập, xã Phù Đổng là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, huyện Gia Lâm có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn.
(13) Quận Cầu Giấy
- Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của phường Yên Hòa và phường Dịch Vọng để nhập vào phường Quan Hoa.
- Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của phường Dịch Vọng, phường Nghĩa Đô và phường Dịch Vọng Hậu để nhập vào phường Nghĩa Tân.
Sau khi sắp xếp, quận Cầu Giấy có 8 phường.
(14) Quận Đống Đa
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Trung Phụng vào phường Khâm Thiên. Sau khi nhập, phường Khâm Thiên là tên đơn vị hành chính mới.
- Thành lập phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Quốc Tử Giám và phường Văn Miếu.
- Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của phường Ngã Tư Sở để nhập vào phường Khương Thượng.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số còn lại của phường Ngã Tư Sở vào phường Thịnh Quang. Sau khi nhập, phường Thịnh Quang là tên đơn vị hành chính mới.
- Thành lập phường Phương Liên - Trung Tự trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích, dân số của phường Trung Tự để nhập vào phường Phương Liên.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số còn lại của phường Trung Tự vào phường Kim Liên. Sau khi nhập, phường Kim Liên là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, quận Đống Đa có 17 phường.
(15) Quận Hà Đông
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Yết Kiêu và phường Nguyễn Trãi vào phường Quang Trung. Sau khi nhập, phường Quang Trung là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, quận Hà Đông có 15 phường.
(16) Quận Hai Bà Trưng
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Đống Mác vào phường Đồng Nhân. Sau khi nhập, phường Đồng Nhân là tên đơn vị hành chính mới.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Quỳnh Lôi vào phường Bạch Mai. Sau khi nhập, phường Bạch Mai là tên đơn vị hành chính mới.
- Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của phường Cầu Dền để nhập vào phường Bách Khoa.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số còn lại của phường Cầu Dền vào phường Thanh Nhàn. Sau khi nhập, phường Thanh Nhàn là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, quận Hai Bà Trưng có 15 phường.
(17) Quận Long Biên
- Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của phường Sài Đồng để nhập vào phường Phúc Đồng.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số còn lại của phường Sài Đồng vào phường Phúc Lợi. Sau khi nhập, phường Phúc Lợi là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, quận Long Biên có 13 phường.
(18) Quận Thanh Xuân:
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Thanh Xuân Nam vào phường Thanh Xuân Bắc. Sau khi nhập, phường Thanh Xuân Bắc là tên đơn vị hành chính mới.
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Kim Giang vào phường Hạ Đình. Sau khi nhập, phường Hạ Đình là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, quận Thanh Xuân có 9 phường.
(19) Thị xã Sơn Tây
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Lê Lợi và phường Quang Trung vào phường Ngô Quyền. Sau khi nhập, phường Ngô Quyền là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, thị xã Sơn Tây có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 7 phường.
(20) Quận Ba Đình
- Nhập toàn bộ diện tích, dân số của phường Nguyễn Trung Trực vào phường Trúc Bạch. Sau khi nhập, phường Trúc Bạch là tên đơn vị hành chính mới.
Sau khi sắp xếp, quận Ba Đình có 13 phường.
Nghị quyết 1286/NQ-UBTVQH15 năm 2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Kể từ ngày 01/01/2025, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã; 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 345 xã, 160 phường và 21 thị trấn (không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện tại).
Xem chi tiết tại Nghị quyết 1286/NQ-UBTVQH15 năm 2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như thế nào?
Theo Điều 2 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, việc nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
- Chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp.
Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp xã như thế nào?
Theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau:
(1) Đối với đơn vị hành chính nông thôn: Tiêu chuẩn đơn vị hành chính của xã như sau: (Theo Điều 3 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15)
Về Quy mô dân số:
- Xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên.
- Xã không thuộc điểm a khoản này từ 8.000 người trở lên.
Về Diện tích tự nhiên:
- Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên.
- Xã không thuộc điểm a khoản này từ 30 km2 trở lên.
(2) Đối với đơn vị hành chính đô thị: Tiêu chuẩn đơn vị hành chính của thị xã như sau: (Theo Điều 6 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15).
- Về Quy mô dân số từ 100.000 người trở lên.
- Về Diện tích tự nhiên từ 200 km2 trở lên.
- Về Đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên.
+ Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 50% trở lên.
- Đã được công nhận là đô thị loại 3 hoặc loại 4; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị xã đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại 3 hoặc loại 4.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?